Nguyên nhân gì đã kích thích giá vàng thế giới lập kỷ lục liên tục?

Giá vàng quốc tế lập đỉnh liên tục, tăng 350 USD chỉ trong hai tháng, do biến động chính trị, lực mua của các ngân hàng trung ương và kỳ vọng Mỹ giảm lãi suất.

Nền vàng với chữ trắng: "Nguyên nhân gì đã kích thích giá vàng thế giới lập kỷ lục liên tục?"

Phiên 9/4, giá vàng quốc tế lập đỉnh phiên thứ 7 liên tiếp, khi chạm 2.365 USD một ounce. Từ đầu năm, kim loại quý này đã tăng 16,5%.

 

Biến động từ chính trị và sức mua lớn từ Ngân hàng Trung Ương

 

Giá vàng quốc tế tăng mạnh kể từ giữa tháng 2, khi chỉ trong hai tháng, mỗi ounce đã đắt thêm 350 USD. Đợt tăng lần này có nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm bất ổn địa chính trị, lực mua của các ngân hàng trung ương và kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất năm nay.

 

Kỳ vọng hạ lãi suất của Fed

 

Trong báo cáo công bố hôm qua, Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) UBS đánh giá kỳ vọng Fed hạ lãi suất “vẫn là lực đẩy chính cho vàng”. Giá vàng thường diễn biến ngược chiều với lãi suất, do kim loại quý không trả lãi cố định.

 

Công cụ theo dõi lãi suất CME FedWatch cho thấy thị trường hiện dự báo khả năng Fed giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (0,25%) vào tháng 6 là 51%. Trên thực tế, kỳ vọng này đã hỗ trợ giá vàng từ cuối năm ngoái, khi lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt đáng kể và Fed giữ nguyên lãi suất hơn nửa năm qua.

 

Đọc thêm tin tức về forex tại đây

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

 

Trong bài phát biểu hôm 3/4, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết cuộc chiến chống lạm phát vẫn là “con đường gồ ghề”. Dù vậy, cơ quan này cho rằng việc giảm lãi suất để tái cân bằng nền kinh tế vẫn sẽ diễn ra trong năm nay. Fed tháng trước dự báo năm nay hạ lãi suất 3 lần.

 

Đồ thị giá vàng tăng mạnh trong 2 tháng qua
Đồ thị giá vàng tăng mạnh trong 2 tháng qua

 

Ngoài ra, giá vàng quốc tế vài năm qua còn được hỗ trợ bởi lực mua của các ngân hàng trung ương, dẫn đầu bởi Trung Quốc. Số liệu chính thức công bố hôm 7/4 cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã tăng dự trữ vàng tháng thứ 17 liên tiếp. Số vàng PBOC nắm giữ tăng 0,2% trong tháng 3, lên 2.273 tấn – cao nhất kể từ tháng 11/2015.

 

Báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cũng cho thấy trong 2 tháng đầu năm, các ngân hàng trung ương toàn cầu tiếp tục mua vàng. Trung Quốc có lượng mua ròng lớn nhất thế giới, với khoảng 22 tấn. Theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Ngân hàng Trung ương Nga cũng tăng tốc tích trữ vàng từ sau chiến sự tại Ukraine.

 

WGC nhận định vàng là thành phần quan trọng trong khối dự trữ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, nhờ tính an toàn, thanh khoản cao và có thể sinh lời. Các cơ quan này cũng là nhóm nắm giữ vàng lớn của thế giới, chiếm 20% số vàng được khai thác trên toàn cầu đến nay.

 

Kết luận

 

Các ngân hàng trung ương đã tăng mua vàng từ năm 2022. Trong Báo cáo Nhu cầu Xu hướng vàng năm 2023, WGC cho biết lượng mua từ các ngân hàng trung ương vượt 1.000 tấn trong 2022-2023. Đây là năm thứ hai liên tiếp nhóm này mua trên 1.000 tấn vàng.

 

Theo nhiều nhà phân tích, nhu cầu của các ngân hàng trung ương là yếu tố chính giúp kim loại quý giữ được ngưỡng hỗ trợ 2.000 USD vài tháng qua. “Tôi cho rằng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tăng mua vàng. Việc dự trữ tiền tệ các nước khác ngày càng ít ý nghĩa, trong bối cảnh thế giới phân cực và đầy bất ổn”, Ryan McIntyre – Giám đốc công ty quản lý tài sản Sprott, cho biết trong một bài phỏng vấn gần đây với Kitco News.

 

Forexnews là trang tin tức tài chính quốc tế bằng tiếng việt được cập  nhật liên tục, chính xác, đầy đủ và chuyên sâu. Hãy cập nhật thêm thông tin về chúng tôi tại website forexnews.vn